Được hỗ trợ bởi google Dịch
 
BADACO

Vừa lên đô thị loại II, thị trường bất động sản Đông Hà như thế nào?

Thứ Sáu, 04/10/2024
BADACO

Tháng 8/2024, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chính thức được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II. Đây được ví như một đô thị trẻ đang còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá ở nhiều lĩnh vực. Trong đó, có thị trường bất động sản.

Thành phố Đông Hà vừa được công nhận là đô thị loại II

Tiềm năng của Đông Hà

Đông Hà có vị trí quan trọng khi gắn liền với mạng lưới giao thông huyết mạch như tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 9, cao tốc Bắc – Nam, đường sắt Bắc Nam, cảng Mỹ Thủy, cảng Cửa Việt. Vị trí này giúp Đông Hà trở thành giao điểm trung tâm về đường bộ, đường sắt, đường thủy nối liền 2 miền đất nước.

Đông Hà cũng được xem là đô thị ở phía Đông của trục Hành lang kinh tế Đông – Tây kết nối Việt Nam với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar... không chỉ tạo nên trung tâm giao thương kinh tế của 4 nước mà còn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa đặc sắc.

Trong những năm gần đây, Đông Hà vươn mình để trở thành một đô thị năng động với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, thu nhập, đời sống của người dân tăng cao. Từ đó xuất hiện các dự án khu công nghiệp, khu đô thị đẳng cấp, đa dạng tiện ích không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống người dân mà còn góp phần thay đổi diện mạo của thành phố.

Theo thống kê trong năm 2023, UBND tỉnh Quảng Trị đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 50 dự án với tổng số vốn là 3.473,64 tỷ đồng. Những tên tuổi lớn trong nước như Vingroup, T&T, Trung Nam… đều đã và đang quan tâm thực hiện các dự án tại Quảng Trị.

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có 21 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 2,536 tỉ USD.

Trong đó có, dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng tỉnh Quảng Trị - Giai đoạn 1 quy mô 2,317 tỷ USD. Dự án này của tổ hợp các nhà đầu tư Việt Nam và Hàn Quốc gồm Tập đoàn T&T và các doanh nghiệp Hàn Quốc gồm Công ty Cổ phần Năng lượng Hanwha, Tổng Công ty Điện lực Nam Hàn Quốc, Tổng Công ty Khí Hàn Quốc.

Hay dự án Khu công nghiệp Quảng Trị quy mô 88,26 triệu USD của Công ty liên doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore, Công ty cổ phần đô thị Amata Biên Hòa, Sumitomo Corporation.

Tháng 8/2024, thành phố này đã được Chính phủ công nhận đạt chuẩn đô thị loại II. Đây sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị.

Theo quy hoạch tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 – 2030, địa phương này cũng sẽ được đầu tư hàng loạt hạ tầng giao thông trọng điểm như sân bay Quảng Trị, cảng nước sâu Mỹ Thủy, cửa khẩu Lalay và Lao Bảo, đường ven biển qua TP. Đông Hà, Quốc lộ 15D…

Trong đó, dự án sân bay Quảng Trị công suất 5 triệu hành khách/năm, có tổng vốn đầu tư 5.800 tỉ đồng đã được khởi động trong tháng 7/2024 và dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2026.

Cụ thể, sân bay Quảng Trị xây dựng tại các xã Gio Quang, Gio Hải và Gio Mai (huyện Gio Linh), quy mô hơn 265 héc ta, đạt tiêu chuẩn cấp 4C và sân bay quân sự cấp II, khai thác tàu bay code E, đáp ứng nhu cầu khai thác đến 5 triệu hành khách/năm và 25.500 tấn hàng hóa/năm.

Dự kiến tháng 7/2026, sân bay Quảng Trị sẽ được đưa vào khai thác, sử dụng.

Đây là sân bay đầu tiên trong cả nước đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, ngay sau khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực.

Thời gian thực hiện dự án 50 năm, trong đó thời gian chuẩn bị dự án và đầu tư xây dựng là 24 tháng; thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn là 47 năm 2 tháng.

Khi những hạ tầng giao thông này hoàn thành, sẽ tăng kết nối giao thông của Quảng Trị với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Đồng thời, đây cũng là lực đẩy quan trọng để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với TP. Đông Hà nói riêng và Quảng Trị nói chung.

Thị trường nhà đất Đông Hà có gì đặc biệt?

Chi tiết xem: TẠI ĐÂY

hotline